Đau trong ung thư

Đau trong ung thư có thể phát sinh từ một khối u chèn ép hay thâm nhiễm các phần cơ thể lân cận; từ phương pháp điều trị và quá trình chẩn đoán; hoặc từ da, dây thần kinh và những thay đổi khác do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc đáp ứng miễn dịch. Phần lớn đau mãn tính (kéo dài) do bệnh còn đau cấp tính (ngắn hạn) là do quá trình điều trị hoặc chẩn đoán. Tuy nhiên, xạ trị, phẫu thuậthóa trị vẫn có thể gây ra tình trạng đau kéo dài sau khi việc điều trị đã kết thúc. Sự hiện diện của cơn đau phụ thuộc chủ yếu vào vị trí ung thư và giai đoạn bệnh.[1] Vào bất kỳ thời điểm nào, khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc ung thư ác tính đang trải qua cơn đau, và 2/3 số người bị ung thư giai đoạn tiến triển đang phải chịu đựng cơn đau có ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, tâm trạng, quan hệ xã hội và hoạt động cuộc sống thường ngày.[1][2][3]Với năng lực quản lý bệnh tật, đau ung thư có thể được loại trừ hay kiểm soát tốt 80% đến 90% trong các trường hợp, nhưng gần 50% bệnh nhân ung thư ở các nước phát triển không nhận đầy đủ sự chăm sóc tối ưu. Trên toàn thế giới, gần 80% người mắc ung thư không hay rất ít được dùng thuốc giảm đau.[4] Đau do ung thư ở trẻ em cũng báo cáo là chưa được điều trị đúng cách.Hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị đau do ung thư đã được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số tổ chức y tế khác.[5][6] Các chuyên gia sức khỏe có nghĩa vụ đạo đức, đảm bảo, bất cứ khi nào có thể, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân luôn được cung cấp đầy đủ thông tin về những rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền lựa chọn tham gia điều trị đau. Giảm đau đầy đủ đôi khi bao gồm việc rút ngắn khoảng thời gian sống của một bệnh nhân sắp chết.[7]

Liên quan